Ngày xưa, có một anh học trò lên kinh thành dự thi. Từ quê nhà anh, cần xuôi một chuyến đò, xong đi bộ hai dặm đường mới tới được kinh thành.
Đường đi khá xa, thành ra khi anh học trò và người hầu cập bến thì trời đã xẩm tối. Thấy vậy, anh lo lắng hỏi người lái đò:
“Xin hỏi, còn kịp vào trước khi cửa thành đóng không?”
“Cứ bình tĩnh, cửa thành vẫn còn đang mở. Nếu vội vàng, có khi cửa thành sẽ đóng lại.” – Người lái đò nói.
Chàng thư sinh nghe xong rất tức giận, cho rằng người lái đò đang giễu cợt mình. Nghĩ bụng bèn quay người, bước đi ngay lập tức. Anh người hầu thấy vậy cũng tất tả quẩy gánh hành lý vội chạy theo.
Hai thầy trò họ đi được hơn một dặm đường thì người hầu đột nhiên vấp ngã, thùng sách anh ta đang gánh văng hết cả ra đường. Anh hầu quá lo lắng, ngồi khóc lu loa, không đứng ngay lên được. Đến khi hai thầy trò sắp xếp hành lý cẩn thận và tiếp tục lên đường thì trời đã tối hẳn. Đến nơi thì cửa thành đã đóng lại rồi.
Bấy giờ, chàng thư sinh kia mới giật mình ngộ ra: “Câu nói của anh lái đò, thật là triết lý!”
Muốn đi nhanh thì phải đi từ từ. Muốn đi xa phải biết nhìn thật xa.
Trên đời này, bởi vì vội vàng hấp tấp, mà có biết bao nhiêu người đã vấp ngã trước ngưỡng cửa kinh thành?